Nguyên nhân và cuộc chiến chống cây cần xa?
Vào năm 1929, Harry Ansliger trở thành Trưởng ban phòng chống tại Washington, D.C. Nhưng luật cấm rượu đã trở thành thảm hoạ vào thời điểm đó. Những băng đảng mafia đang kiểm soát rượu, và rượu trong tay chúng thậm chí còn trở nên độc hại hơn.
Cuối cùng thì lệnh cấm rượu đã được bãi bỏ, nhưng Harry Anslinger trở nên lo sợ. Ông ta đứng đầu cho một Ban ngành lớn trong Nhà nước nhưng lại không có gì để làm. Cho đến giờ, ông ta vẫn công nhận cần sa không phải là vấn nạn. Ông ta giải thích rằng nó không làm hại người khác, và những tin đồn về việc cần sa kích động người sử dụng là “hoàn toàn vô lý”.
Và rồi, khi nhận ra ban ngành của mình đang cần một “nhiệm vụ” mới, ông ta bỗng thay đổi quyết định.
Ông ta thông cáo cho quần chúng những gì sẽ xảy ra khi bạn sử dụng cần sa.
Đầu tiên, họ sẽ rơi vào một “cơn thịnh nộ không kiểm soát”. Và rồi họ sẽ mắc kẹt trong những “giấc mơ…về những nhân vật đầy dục tính”. Tiếp đó, họ sẽ “mất khả năng kiểm soát lý trí”. Cuối cùng là cái kết bất khả tránh: “Sự điên loạn”.
Cần sa trở thành một thứ “quái vật”. Anslinger cảnh báo: Nếu cần sa nhảy vồ ra trước con quái vật của Frankenstein, con quái vật sẽ chết vì hoảng sợ.
Harry Anslinger trở nên ám ảnh với một vụ án tiêu biểu. Tại Florida, cậu thanh niên tên Victor Licata đã đâm chết cả gia đình bằng một cây rìu. Anslinger giải thích với nước Mỹ: Đấy là những gì sẽ xảy ra khi bạn hút thứ “cỏ của quỷ”. Vụ án trở thành tâm điểm dư luận, dậy lên nỗi lo trong các bậc phụ huynh toàn nước Mỹ.
Vậy, ông ta có chứng cứ gì? Hoá ra tại thời điểm đó, ông ta đã đề cập vụ án tới 30 nhà nghiên cứu tiêu biểu của ngành, hỏi xem liệu cần sa có hại và có nên bị cấm không.
29 người trả lời không.
Anslinger chọn nhà khoa học nói có, và giới thiệu ông trước công chúng. Báo giới, ám ảnh bởi vụ án của Victor Licata, tiếp tục ủng hộ họ.
Trong cơn khủng hoảng bao trùm lên toàn nước Mỹ, cần sa đã bị cấm. Nước Mỹ nhắc nhở các nước khác phải làm điều tương tự. Rất nhiều nước nghĩ đây là một ý tưởng ngớ ngẩn và từ chối làm theo. Mexico, như một ví dụ, quyết định rằng các chính sách sử dụng thuốc nên được đưara bởi bác sĩ. Vì các bác sĩ tuyên bố rằng cần sa không gây ra các vấn đề trên, Mexico từ chối lệnh cấm cần sa. Hoa Kỳ trở nên phẫn nộ, và Anslinger bắt họ phải tuân theo. Mexico cố gắng trì hoãn cho đến lúc Hoa Kỳ quyết định cắt giảm toàn bộ viện trợ thuốc giảm đau hợp pháp cho Mexico. Nhiều người Mexico dày vò những cơn đau khủng khiếp trong bệnh viện cho tới chết. Cuối cùng, hối hận bởi hành động của mình, Mexico sa thải các bác sĩ kể trên và phát động cuộc chiến chống ma tuý.
Tuy vậy, ngay cả trong nước thì những câu hỏi cũng đang được đặtra. Một bác sĩ đầu ngành tên Michael Ball tức giận viết thư gửi Anslinger. Ông giải thích rằng ông đã dung cần sa như một giải pháp y tế, và nó chỉ khiến ông buồn ngủ. Có thể cần sa gây ra những bất thường ở một số cá thể, nhưng chúngta cần đầutư nghiên ứu những dự án khoa học để tìm ra.
Anslinger đáp trả với thái độ chắc chắn: “Không thể nhún nhường trước sự độc hại của cần sa, và tôi sẽ không đầu tư cho bất kỳ nghiên cứu khoa học liên quan nào”. Không phải bây giờ, và không bao giờ.
Hàng năm trôi qua và các bác sĩ tiếp tục gửi những minh chứng cho sự sai lầm của ông ta, và ông ta bắt đầu trở nên phát bực, cảnh báo họ “đừng đùa với lửa” và nên chú ý lời nói.
Cho đến ngàynay, hầu khắp thế giới vẫn đối mặt với lệnh cấm cầnsa Anslinger, trong một cơn chấn động từ vụ án Victor Licata.
Nhưng có một biến cố đáng chú ý: Hàng năm sau, lật lại vụ án, ngườita phát hiệnra hoàn toàn không có chứng cứ nào của việc Victor Licata sử dụng cần sa.
Hắn ta có rất nhiều bệnh tâm lý với gia đình. Gia đình hắn đã được khuyên hàng năm về việc hắn ta cần phải được chữa trị, nhưng họ đã từ chối. Bác sĩ tâm lý của hắn cũng chưa bao giờ đề cập tới sự tồn tại của cần sa.
Vậy, liệu cần sa có làm người ta trở nên điên loạn?
Cố vấn chủ tịch về ma tuý của Liên hiệp Anh, David Nutt, giải thích, nếu cần sa thực sự gây điên loạn tâm lý một cách trực tiếp, thì nó đã biểu hiện một cách trực tiếp.
Tức là, khi cần sa được sử dụng, sự điên loạn sẽ tăng cao, còn khi ngừng sử dụng, sự điên loạn sẽ giảm xuống.
Vậy đó có phải sự thực? Ta có khá nhiều tài liệu từ các quốcgia chứng minh điều ngược lại. Ví dụ, lượng cần sa sử dụng tại Anh trongg khoảng 40% trong những năm 60. Còn tỷ lệ điên loạn? Hoàn toàn không có sự thay đổi.
“Khoa học chứng minh rằng cần sa còn an toàn hơn rượu. 40.000 người chết mỗi năm bởi các nguyên nhân liên quan đến rượu tại Mỹ, trong khi đó cần sa không gây ra một cái chết nào cả” – Mặc dù Willie Nelson kể rằng một ông bản của ổng chết sau khi bị bịch cần đập vào đầu (Trans: chết thế tôi cũng muốn).
Đó là lý do mà vào năm 2006 ở Colorado, một thanh niên tên Mason Tyert đưa ra một lời thách đấu với Thốc Đốc đường thời của Denver, John Hickenlooper. Hickenlooper sở hữu dây chuyền bia rượu và bán nó xuyên các tiểu bang, điều khiến ông tả trở nên giàu có. Tuy nhiên ông ta lại hoàn toàn chống cần sa. Vì vậy Mason thách đấu: Ông mang rượu còn tôi mang cần.
Ông cứ uống một chai thì tôi hoả một điếu. Xem ai chết trước.
Đấy là thời điểm căng vcl căng. (It was the ultimate High Noon.)
Từ đó, Mason dẫn đầu phong trào hợp pháp hoá cần sa tại tiểu bang. Anh ta đã được sự đồng thuận của người dân với 55% phiếu tán thành. Giờ đây người ta có thể mua cần một cách hợp pháp, và được đánh thuế như một loại hàng hoá. Thuế này thì dùng để xây trường học, và sau một năm rưỡi triển khai mô hình ngày, sự ủng hộ đã tăng lên 69%. Đến ông Thống đốc Hickenlooper cũng phải nói đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Theo Reddit Việt Nam
No comments